Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Hình học hóa bất đẳng thức qua 3 biến p, R, r

Hình học hóa bất đẳng thức qua 3 biến p, R, r - chuyên đề bất đẳng thức của bạn Mai Xuân Việt (Mộ Đức, Quảng Ngãi). Tác giả gửi đăng trên mathvn.com.
bat dang thuc pRr
Tải file PDF tại đây: Download Bat dang thuc p, R, r

Xem thêm: Một số phương pháp chứng minh bất đẳng thức (đặc sắc)

Bài Tập Đại Số 11 Cả Năm (Nâng Cao, LTĐH)

Bài Tập Đại Số 11 Cả Năm (Nâng Cao, LTĐH). Gồm lý thuyết, bài tập cơ bản, nâng cao và ôn thi đại học.
  1. Bài tập Đại số 11 Nâng cao Chương 1 (Phương trình lượng giác): Lượng giác toàn tập | Kỹ thuật giải nhanh pt lượng giác
  2. Bài tập Đại số 11 Nâng cao Chương 2 (Tổ hợp, xác suất): Tải Tổ hợp, Xác suất
  3. Bài tập Đại số 11 Nâng cao Chương 3 (Dãy số, Cấp số): Xem và tải về
  4. Bài tập Đại số 11 Nâng cao Chương 4 (Giới hạn, Liên tục): Xem và tải về
  5. Bài tập Đại số 11 Nâng cao Chương 5 (Đạo hàm): Xem và tải về
  6. BÀI TẬP TOÁN 11 CẢ NĂM (ĐẠI SỐ, HÌNH HỌC): Xem và tải về
Xem thêm: Lý thuyết và Bài tập Hình học 11 cả năm (nâng cao, cơ bản)

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Lý thuyết và Bài tập Hình học 11 (Nâng cao, Cơ bản) cả năm

Lý thuyết và Bài tập Hình học 11 (Nâng cao, Cơ bản) cả năm. Chương trình Hình học 11 gồm có 3 chương: Phép biến hình, Quan hệ song song trong không gian, Quan hệ vuông góc trong không gian.
bai tap hinh hoc 11 nang cao ca nam, co ban
Bài viết này sẽ tổng hợp các chuyên đề lý thuyết và bài tập Hình học 11:
  1. Lý thuyết và bài tập Chương 1 HH 11: Xem và tải về
  2. Lý thuyết và bài tập Chương 2 HH 11: Xem và tải về
  3. Lý thuyết và bài tập Chương 3 HH 11: Xem và tải về
  4. Ngoài nội dung 3 chương trên, cần xem thêm:
  5. Kinh nghiệm giải toán Hình học không gian 11
  6. Đề cương ôn tập Toán 11: Học kì 1 và Học kì 2
  7. Bài tập Toán 11 cả năm (ĐS, Hình học)
Xem thêm: Bài Tập Đại Số 11 Cả Năm (Nâng Cao, LTĐH)

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Bài tập Hình học 11 Chương 1 (Phép biến hình) - Từng bài học & Ôn chương

Bài tập Hình học 11 Chương 1 Phép biến hình (chương trình Nâng cao và Cơ bản). Gồm lý thuyết và bài tập từng bài học. Có phần bài tập Ôn tập chương 1 có đáp án. Tải 2 tài liệu này theo các link dưới đây:
bai tap hinh hoc 11 chuong 1 nang cao, phep bien hinh
  1. Bài tập Chương 1 Phép biến hình (theo từng bài học) - Thầy Trần Sĩ Tùng: Download
  2. Bài tập Ôn tập chương I có hướng dẫn giải, đáp số - Thầy Phan Ngọc Thanh: Download
Xem thêm: Bài tập Hình học Không gian 11 (Chương 2 & Chương 3) / Bài tập Toán 11 cả năm / Kinh nghiệm giải toán Hình học không gian lớp 11.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Bài tập Tích vô hướng của 2 vectơ (Chương II Hình học 10 cơ bản, nâng cao)

Bài tập Tích vô hướng của 2 vectơ (Chương II Hình học 10 cơ bản, nâng cao). MATHVN xin giới thiệu 2 tài liệu về nội dung này.

1. Bài tập Chương 2 Hình học 10 cơ bản, nâng cao (HAY) - Thầy Trần Sĩ Tùng - Phần 1: Download Bai tap Tich vo huong - Phan 1
2. Một số bài tập bổ sung về Tích vô hướng HH 10 - Thầy Hoàng Quang Thao - Phần 2: Download Bai tap Tich vo huong - Phan 2

Xem thêm: Phương pháp giải Bài tập Tích vô hướng của hai vectơ / Bài tập VECTƠ - Chương 1 Hình học 10 Nâng cao, Cơ bản / Bài tập Đại số 10 cả năm

Phương pháp giải Bài tập Tích vô hướng của hai vectơ (Hình học 10)

Phương pháp giải Bài tập Tích vô hướng của hai vectơ (Hình học 10) của giáo viên Vũ Thị Hạt. Nội dung gồm lý thuyết, tuyển chọn các bài tập, phân loại, nêu phương pháp giải (có ví dụ minh họa), bài tập rèn luyện.
Tải file PDF để in ra (177KB, MediaFire): Download PP Giai toan Tich vo huong 2 vecto.

Liên quan: Bài tập Tích vô hướng của 2 vectơ (Chương II Hình học 10) / Bài tập VECTƠ - Chương 1 Hình học 10 Nâng cao, Cơ bản / Bài tập Đại số 10 cả năm.

Bài tập VECTƠ - Chương 1 Hình học 10 Nâng cao, Cơ bản

MATHVN xin giới thiệu 2 chuyên đề về Bài tập VECTƠ - Chương 1 Hình học 10 Nâng cao và Cơ bản. Nội dung gồm tóm tắt lý thuyết chương Vectơ, phân loại bài tập chương này theo từng dạng Toán.
bai tap vecto chuong 1 hinh hoc 10 nang cao co ban

1. Chuyên đề Vectơ - Lý thuyết, bài tập - Thầy Trần Duy Thái: Download Chuyen de Vecto
2. Bài tập Chương 1 Hình học 10 cơ bản, nâng cao Vectơ, Trần Sĩ Tùng: Download Bai tap Vecto

Liên quan: Bài tập Đại số 10 cả năm / Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10

Bài tập Đại số 10 chương 4 (Bất đẳng thức, Bất phương trình)

Bài tập Đại số 10 chương 4 (Bất đẳng thức, Bất phương trình) chương trình cơ bản và nâng cao. Tài liệu được biên soạn bởi thầy Trần Sĩ Tùng (Qui Nhơn).
Tải file word ở đây: Download Bai tap Chuong 4 Dai so 10 co ban, nang cao.

Đã đăng: Bài tập Đại số 10 cả năm / Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10 (học kì 1)

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Phong trào chuyên Toán: Trăn trở của người trong cuộc

Dưới sự chủ trì của Giáo sư Ngô Bảo Châu, viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã tổ chức buổi toạ đàm giữa các nhà toán học, các nhà giáo dục, giáo viên chuyên toán và đại diện một số diễn đàn toán học để bàn về vấn đề bồi dưỡng giáo viên chuyên toán và học sinh giỏi toán.
phong trao chuyen toan
Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Hội nghị Toán học Việt-Pháp (Huế, 8/2012)

Trăn trở của người trong cuộc


Thực trạng đã diễn ra nhiều năm là không nhiều học sinh chuyên toán nói chung và các học sinh đoạt giải học sinh giỏi toán nói riêng tiếp tục theo học toán ở bậc đại học. Hệ quả là các khoa toán ở các trường đại học thiếu sinh viên giỏi, xuất sắc để có thể tiếp tục đào tạo ở cấp học cao hơn, tạo thành lực lượng kế cận sau này. GS Phùng Hồ Hải (viện Toán học Việt Nam) chia sẻ: “Nhiều năm nay tôi tham gia giảng dạy cho các lớp tài năng tại đại học Sư phạm, trung bình trong số 20 em của lớp này chỉ có chừng hai, ba em từng là học sinh giỏi quốc gia”. GS Nguyễn Hữu Dư, tổng thư ký hội Toán học Việt Nam bổ sung: “Khối chuyên toán đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội từ lâu luôn tự hào đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh sau này trở thành những nhà toán học xuất sắc, nhưng vài năm gần đây mạch nước quý đó dường như đã ngừng lại”.

Dưới góc nhìn của các giáo viên chuyên toán thì phong trào dạy và học chuyên nói chung và chuyên toán nói riêng đang chững lại. Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa con đường học chuyên sâu để thi học sinh giỏi quốc gia và con đường học ngoại ngữ để đi du học, thêm vào đó là tác động của những thay đổi chính sách khiến học sinh giỏi không còn quá mặn mà với việc học chuyên. Bên cạnh đó, việc thiếu các chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng dẫn đến tình trạng các trường rất khó thu hút giảng viên giỏi về dạy chuyên. TS Đậu Hoàng Hưng, tổ trưởng tổ toán trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An cho rằng việc bỏ các lớp chuyên cấp 2 và kỳ thi học sinh giỏi toán lớp 9 đã khiến các trường chuyên phải vất vả bổ sung các kiến thức rất cơ bản về số học, hình học phẳng cho học sinh. Tiếp theo ý kiến này, GS Lê Tuấn Hoa, chủ tịch hội Toán học Việt Nam cho rằng với cách học vượt, học lướt, học sinh chỉ học được phần ngọn, tức là kỹ năng giải các bài toán theo khuôn mẫu nhất định.

Những cố gắng ban đầu


Mặc dù có những khó khăn nhất định, dù có những lúc bị tác động dữ dội, nhưng phong trào học sinh giỏi toán vẫn tiến về phía trước. Những năm gần đây, với sự tích cực của một số tổ chức, cá nhân, một số hoạt động có tác dụng thúc đẩy phong trào dạy và học chuyên toán đã được tổ chức. Đó là chương trình Trại hè toán học Hùng Vương do hội Toán học Hà Nội và một số trường chuyên vùng Tây – Việt Bắc và trung du Bắc bộ tổ chức, là Olympic duyên hải Bắc bộ, Olympic Hà Nội mở rộng. Ở phía nam, bên cạnh kỳ thi Olympic 30.4 truyền thống có kỳ thi Olympic đồng bằng sông Cửu Long, hội thảo liên kết các tỉnh duyên hải và Tây Nguyên.

Ở viện Toán học Việt Nam, dưới sự tài trợ của quỹ Phát triển toán học Việt Nam, một nhóm cán bộ trẻ của viện (hầu hết đã từng tham dự Olympic toán quốc tế) đã tổ chức CLB Toán học với mục đích cung cấp các kiến thức chuyên toán, luyện tập giải toán và lôi kéo học sinh ham thích toán học. Qua hoạt động của câu lạc bộ, các học sinh chuyên toán đã được học trực tiếp với các nhà toán học và các giáo viên chuyên toán như GS Hà Huy Khoái, GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS Phùng Hồ Hải, TS Nguyễn Minh Hà, TS Nguyễn Duy Thái Sơn, TS Phan Thị Hà Dương, TS Nguyễn Chu Gia Vượng, TS Vũ Thế Khôi, TS Lê Anh Vinh… Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mục tiêu trước mắt của học sinh là các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh còn được tiếp cận với những khởi đầu của toán cao cấp, làm quen với các vấn đề của toán học hiện đại.

Ở TP.HCM, một câu lạc bộ toán học được tổ chức với các seminar phương pháp toán sơ cấp. Đặc biệt, chương trình Gặp gỡ toán học qua bốn lần tổ chức (từ tháng 1.2010) với nhiều hoạt động phong phú đã thu hút hàng trăm lượt học sinh từ các tỉnh thành tham dự. Đây cũng là dịp để các học sinh yêu toán khu vực phía nam được học và giao lưu với các giáo sư toán học hàng đầu của Việt Nam, với những giáo viên chuyên toán nổi tiếng.

Bên cạnh các hoạt động trực tiếp nói trên, không thể không kể đến những đóng góp của các diễn đàn toán học, trong đó nổi bật nhất là diendantoanhoc.net và mathscope.org. Các diễn đàn là kênh giao lưu chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm học tập rất hiệu quả, xoá nhoà khoảng cách về mặt tài liệu giữa các thành phố và vùng sâu vùng xa. Chính nhờ một phần vào những diễn đàn này mới có sự thành công của các học sinh học trường huyện như Võ Văn Huy – huy chương đồng toán quốc tế 2011, Nguyễn Đình Toàn – giải nhất học sinh giỏi toán quốc gia 2012.

Chờ một cú hích


Ghi nhận ý kiến của các đại biểu dự hội thảo và phần báo cáo sơ lược về hoạt động của các câu lạc bộ và diễn đàn Toán học, GS Ngô Bảo Châu gợi ý đại biểu tập trung đề xuất các hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng giáo viên chuyên toán, bồi dưỡng học sinh giỏi toán và chung hơn nữa là truyền bá toán học. Các cơ chế và động cơ vận hành của các hoạt động hiện hữu nên tiếp tục được phát huy, vấn đề là làm sao tổ chức quy củ hơn, chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, với sự vào cuộc của viện Nghiên cứu cao cấp về toán và chương trình trọng điểm Phát triển toán học Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, có thể nghĩ đến các hoạt động có ảnh hưởng sâu rộng hơn, cần sự đầu tư lớn hơn về nhân lực, tài lực.

GS Hà Huy Khoái, nguyên viện trưởng viện Toán học Việt Nam, người nhiều năm tham gia bồi dưỡng và dẫn đội tuyển Việt Nam dự thi toán quốc tế đề xuất học tập kinh nghiệm của Nga trong việc tổ chức viết các cuốn sách nhỏ để truyền bá toán học và các chuyên đề chuyên toán. Bên cạnh đó, học tập kinh nghiệm một số nước, có thể khai thác sức mạnh của internet qua các lớp học trực tuyến.

Tiếp nối ý kiến của GS Hà Huy Khoái, TS Nguyễn Chu Gia Vượng đề xuất: “Chúng ta có thể bắt đầu chương trình xuất bản sách truyền bá toán học bằng cách dịch các cuốn sách hay của Nga, Mỹ…” Ý kiến này được đa số đại biểu ủng hộ.

Tổng hợp ý kiến của các đại biểu tham dự, GS Ngô Bảo Châu đưa ra chương trình hành động bốn điểm của nhóm hạt nhân, đó là: tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên; tổ chức viết các tài liệu chuyên đề và truyền bá toán học; nâng cao hiệu quả và tính định hướng của các diễn đàn toán học. GS Ngô Bảo Châu cũng đề nghị GS Hà Huy Khoái nhận lãnh trách nhiệm người đứng đầu cho mảng chuyên toán, lịch sử toán học và truyền bá toán học.

Như vậy, phong trào chuyên toán sau những giai đoạn khủng hoảng và thiếu định hướng đã có những tín hiệu ổn định, và đang chờ một cú hích như cú hích năm 2010 mà GS Ngô Bảo Châu đem đến cho toán học Việt Nam.

Theo TS. TRẦN NAM DŨNG (SGTT)

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Thư giãn: Tai hại tại dấu PHẨY

Tai hại tại dấu PHẨY - Có nhiều câu khi viết ra, chỉ cần thay đổi vị trí của dấu phẩy là ý nghĩa thay đổi 180 độ.

1.

Sau khi đi khám bệnh về, người chồng cầm bệnh án trên tay với lời phê của bác sĩ: "Ăn cơm không được uống rượu " đưa cho vợ coi.

Vợ sau khi coi xong thì bắt đầu cằn nhằn:

- Ông thấy chưa, cứ uống rượu hoài, bữa cơm nào ông cũng uống rượu.

Vài ngày sau, thấy ông vừa ăn cơm vừa uống rượu, bà ta lại la lên:

- Ông không thấy bác sĩ dặn hay sao mà còn uống rượu?

- Bà không biết đọc à, bác sĩ ghi rõ: "Ăn cơm không được, uống rượu", hôm nay tui ăn cơm không ngon miệng nên được uống rượu.

Tới chiều bà vợ lại thấy ông chồng lôi rượu ra uống.

- Sao tui thấy ông ăn gần hết chén cơm mà vẫn uống rượu?

- Bà lại không biết đọc rồi, bác sĩ ghi rõ: "Ăn cơm không, được uống rượu", bà thấy tui nãy giờ ăn cơm không chứ làm gì có thức ăn mà không cho tui uống rượu.

2.

Mẹ đang đi làm ca đêm ở nhà máy dệt, tranh thủ nhắn tin hỏi thăm con gái: "Con ngủ chưa?".

Cô bé nhắn lại: "Mẹ vào ca ba con ngủ với dì".

Người mẹ đọc xong tin nhắn hoảng quá xin ban giám đốc nghỉ để về giải quyết. Về đến nhà thì thấy chồng nằm chèo queo ở nhà một mình vội hỏi:

- Con đâu?

- Con qua nhà dì ngủ rồi - người chồng đáp.

Lúc này người mẹ mới hiểu. Hóa ra con gái định nhắn: "Mẹ vào ca ba, con ngủ với dì" thì bà mẹ lại hiểu nhầm thành: "Mẹ vào ca, ba con ngủ với dì".

3.

Nhận được thông báo đầu năm học của nhà trường về việc chỉnh đốn trang phục cho học sinh, bí thư lớp viết thông báo đó lên bảng.

Sau khi đọc thông báo cả lớp cười ầm lên, còn bí thư thì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhìn lại thông báo mình viết, bí thư mới "ngã ngửa".

Thông báo của ban giám hiệu về việc chỉnh đốn trang phục cho học sinh như sau:

"Để tránh tình trạng học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường, và để cho những học sinh mới biết được nội quy. Nay nhà trường thông báo: 'Nam sinh bỏ áo trong quần nữ sinh, mặc áo dài'".

4.

Để chấn chỉnh cách ăn mặc của học sinh, ban giám hiệu ghi lên bảng thông báo ngoài cổng trường: "Học sinh không được mặc quần bò đến trường".

Sáng hôm sau, thầy hiệu trưởng thấy học sinh đứng ngoài cổng bàn tán lao xao, ra ngoài thầy giật mình nhìn thấy bảng thông báo: "Học sinh không mặc quần, bò đến trường".

5.

Có cậu bé đi học chuyên bị mất sách. Một hôm cậu viết lên cuốn sách là: "Đứa nào lấy sách tao là chó".

Cậu tự nghĩ rằng như thế ai mà dám lấy sách cậu nữa. Nhưng hôm sau cậu vẫn bị mất sách và dấu vết để lại là tờ bìa với lời nhắn của cậu đã bị thay đổi đôi chút: "Đứa nào lấy sách, tao là chó".

6.

Tèo thắc mắc với Tí: "Sao bài kiểm tra lịch sử tao chép không khác gì mày mà tao lại bị điểm kém?".

- Thế cô giáo có khoanh chỗ sai không?

- Có, tao ghi: "Quân ta đánh sập hầm tiêu, diệt 50 tên địch".

- Trời, tao viết là: "Quân ta đánh sập hầm, tiêu diệt 50 tên địch" kia mà, mày bị điểm kém là đúng rồi.

7.

Trong giờ toán, thầy giáo ghi quy định lên bảng: "Thầy dạy toán cả lớp không được quậy" rồi bắt đầu tiết học.

Thế nhưng, cả lớp lại quậy tưng bừng, thầy giáo mới hỏi lớp:

- Sao thầy ghi quy định mà các em không nghe?

Một học sinh trả lời:

- Dạ tụi em hiểu câu của thầy là: "Thầy dậy toán cả lớp không được, quậy".

8.

Thầy giáo ra đề văn: "Đàn ông không có đàn bà không là gì cả", hãy đánh dấu câu cho đúng.

Kết quả là tất cả học sinh nam đều đánh dấu: "Đàn ông không có, đàn bà không là gì cả".

Còn tất cả học sinh nữ đều đánh dấu: "Đàn ông không có đàn bà, không là gì cả".

9.

Thầy giáo dạy sử đọc cho học sinh chép bài, đến lúc kiểm tra vở của học sinh, thầy 'ngã ngửa' ra vì bất ngờ.

Hóa ra vở học sinh ghi: "Ở thời nguyên thủy, con người sống chung với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên. Do đàn ông có sức lực hơn đàn bà nên họ phân công nhau trong công việc hàng ngày: Đàn ông săn bắt đàn bà, hái lượm".

10.

Nhân viên nhà hàng đến nhìn bảng phân công công việc, không ai bảo ai tất cả đều ôm bụng cười.

Hóa ra trên bảng đề: "Cô Loan cắt tiết anh Hùng nhổ lông cô Ngọc luộc trứng anh Sơn mổ bụng cô Đào lột da anh Hải bóc mềm cô Thắm băm nhừ cô Tuyết xào giòn".

11.

Trong sổ tay của tuyên truyền viên dân số có ghi một số câu. Chị vợ đọc được cằn nhằn chồng: "Ghê nhỉ. Hèn chi mà ông xông xáo tham gia công tác dân số. Ông muốn có hai vợ chứ gì?".

- Sao em lại nói vậy?

- Anh đọc đi, sổ tay của anh ghi rành rành đây nè: "Gia đình hai con vợ, chồng hạnh phúc".

Thì ra anh chồng ghi dấu phẩy sai vị trí nên gây hiểu nhầm. Câu đó là: "Gia đình hai con, vợ chồng hạnh phúc".

12.

Chồng đi công tác dài ngày nên nhắn tin về cho vợ con: "Con chó mới mua để nuôi không được thịt".

Vợ con ở nhà nhận được tin nhắn lập tức làm thịt con chó. Khi ông chồng về thấy thịt mất chó la hét om xòm. Thằng con vội thanh minh:

- Chính bố bảo con chó mới mua để nuôi không được, thịt là gì!

13.

Để tránh tình trạng lộn xộn trước cửa bệnh viện, Giám đốc bảo tổ bảo vệ viết một biển cấm.

Chiều đi họp về, ông thấy trước cổng bệnh viện còn lộn xộn hơn trước. Hóa ra mọi người đang túm tụm bàn tán về cái biển cấm có nội dung:

CẤM NGƯỜI NHÀ VÀ BỆNH NHÂN

KHÔNG ĐƯỢC MẶC QUẦN ÁO

CHUYÊN MÔN RA NGOÀI VIỆN.

14.

Cậu con trai xa nhà, lên thành phố học đại học. Ông bố biết tính con ham "đỏ đen", sợ lại sa ngã vào tệ nạn xã hội bèn nhắn tin nhắc nhở: "Đừng đánh cờ đánh bạc con nhé".

Một thời gian, cậu con trai cắp ba-lô về quê xin tiền, ông bố gầm lên mắng:

- Tao đã dặn như thế nào rồi mà mày vẫn thế hả?

Cậu con trai tỉnh bơ trả lời:

- Con làm theo lời bố dặn đấy chứ. Bố chẳng bảo con là: "Đừng đánh cờ, đánh bạc con nhé" là gì.

MATHVN.COM tổng hợp

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Sáng kiến kinh nghiệm về Bất đẳng thức

Trong bài viết này, MATHVN xin giới thiệu một sáng kiến kinh nghiệm về bất đẳng thức. Tác giả là thầy Đỗ Tất Thắng, THPT Ngô Quyền, Đồng Nai.

Các đồng nghiệp (giáo viên Toán) có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo.

Tải bản in tại đây: Download Sang kien kinh nghiem Bat dang thuc.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Bài tập Chương 3 Đại số 10 Nâng cao, Cơ bản (Phương trình, Hệ phương trình)

Bài tập Chương 3 Đại số 10 Nâng cao, Cơ bản (Phương trình, Hệ phương trình). Tài liệu được biên soạn và chia sẻ bởi thầy Trần Sĩ Tùng (Qui Nhơn, Bình Định).
Nội dung gồm có tóm tắt lý thuyết và bài tập chương 3, phong phú và đa dạng. Có kèm đề kiểm tra 45' cuối chương.
Tải file word 2003 ở đây: Download Bai tap Chuong 3 Dai so 10 nang cao, co ban.

Xem thêm: Bài tập Đại số 10 Chương 1 / Bài tập Đại số 10 Chương 2 / Bài tập Đại số 10 Chương 3 / Bài tập Đại số 10 Chương 4 / Bài tập Đại số 10 cả năm

Bài tập Toán cao cấp - Tập 1: Đại số và Hình Giải tích - Nguyễn Đình Trí

Bài tập Toán cao cấp - Tập 1: Đại số và Hình học Giải tích của Giáo sư Nguyễn Đình Trí. Cuốn sách cần cho sinh viên năm nhất các trường Đại học.
bai tap toan cao cap tap 1, nguyen dinh tri

Bản scan được sưu tầm trên mạng. Tải về tại đây (9.52Mb): Download Bai tap Toan cao cap - Tap 1.

Xem thêm: Bài tập Toán cao cấp Nguyễn Đình Trí - Tập 2 / Bài tập Toán cao cấp Nguyễn Đình Trí - Tập 3

Bài tập Hàm số bậc nhất và bậc hai (Chương 2 Đại số 10 cơ bản, nâng cao)

Bài tập Hàm số bậc nhất và bậc hai (Chương 2 Đại số 10 cơ bản, nâng cao). Đây là nội dung mà học sinh đã học một phần ở cấp 2. Lên lớp 10, nội dung chương này phong phú hơn và khó hơn một chút.
bai tap chuong 2 dai so 10 co ban nang cao, ham so bac nhat bac hai
Để giúp học sinh và giáo viên có tài liệu học tập và giảng dạy chương này, MATHVN xin giới thiệu 2 tập tài liệu nhỏ của thầy Trần Sĩ Tùng và Vũ Viết Tiệp.

Cả 2 file đều được soạn thảo trên word 2003: Download Bai tap chuong 2 Dai so 10 co ban, nang cao.


Xem thêm: Bài tập Đại số 10 cả năm / Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10 (học kì 1).

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Bài tập Mệnh đề, Tập hợp (Toán 10, Chương 1 Đại số)

Bài tập Mệnh đề, Tập hợp (Toán 10, Chương 1 Đại số). Mệnh đề - Tập hợp là phần mở đầu của Đại số 10 và tương đối mới đối với học sinh đầu cấp THPT. Để giúp học sinh lớp 10 và giáo viên Toán có tài liệu để dạy học tốt chương này, MATHVN xin giới thiệu 2 chuyên đề:
  1. Tự học Mệnh đề - Tập hợp: Download
  2. Bài tập Mệnh đề, Tập hợp: Download
Xem thêm: Bài tập Đại số 10 Chương 1 / Bài tập Đại số 10 Chương 2 / Bài tập Đại số 10 Chương 3 / Bài tập Đại số 10 Chương 4 / Đề cương ôn tập môn Toán lớp 10 (học kì 1) / Bài tập Đại số 10 cả năm

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Bài tập Toán cao cấp Nguyễn Đình Trí - Tập 2: Giải tích một biến số

Sách Bài tập Toán cao cấp Nguyễn Đình Trí - Tập 2: Giải tích một biến số. Nội dung sách gồm đề bài và lời giải các bài toán về số thực, hàm số một biến số thực, đạo hàm và vi phân của hàm số một biến số, các định lí về giá trị trung bình, nguyên hàm và tích phân bất định, tích phân xác định, chuỗi số.
bai tap toan cao cap nguyen dinh tri tap 2, giai tich mot bien so
Bản scan được sưu tầm từ internet. Tải file PDF ở đây: Download bai tap toan cao cap tap 2.

Đã đăng: Bài tập Toán cao cấp Nguyễn Đình Trí - Tập 3: Giải tích nhiều biến số / Toán cao cấp - Nguyễn Đình Trí (tập 1, tập 2) / Nguyễn Thủy Thanh - BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP (3 tập)

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Bài tập Toán cao cấp Nguyễn Đình Trí - Tập 3: Giải tích nhiều biến số

MATHVN giới thiệu cuốn Bài tập Toán cao cấp Nguyễn Đình Trí - Tập 3: Phép tính Giải tích nhiều biến số.
bai tap toan cao cap nguyen dinh tri tap 3, giai tich nhieu bien so
Nội dung cuốn sách gồm đề bài và lời giải hàm số nhiều biến số, ứng dụng của phép tính vi phân trong hình học, tích phân bội, tích phân đường và tích phân mặt, phương trình vi phân, một số bài tập tổng hợp.
Bản scan được MATHVN sưu tầm trên mạng. Tải cuốn sách tại đây (PDF, 12MB): Download.

Xem thêm: Toán cao cấp - Nguyễn Đình Trí (tập 1, tập 2) / Nguyễn Thủy Thanh - BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP (3 tập)

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán ở đâu cao nhất?

MATHVN chỉ thống kê điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán của 6 trường Đại học mang tên Sư phạm trong cả nước thì được kết quả như sau:
diem chuan nganh su pham toan 2012
Điểm chuẩn ngành Sư phạm Toán học của các ĐHSP nổi tiếng
Trong 6 trường này, nơi đáng để học Sư phạm Toán nhất là ĐH SP Hà Nội (1) và ĐH SP Tp. Hồ Chí Minh. Còn bạn muốn dễ dàng trở thành thầy cô giáo dạy Toán thì hãy đến ĐH SP Huế hoặc ĐH SP Hà Nội 2.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Giáo án Toán 6 7 8 9 cả năm 3 cột (Số học, Đại số, Hình học)

Theo yêu cầu của độc giả, MATHVN xin giới thiệu bộ giáo án Toán 6 7 8 9 cả năm 3 cột (Số học, Đại số, Hình học), file word, trọn bộ bao gồm:
Xem thêm: Download giáo án Toán từ lớp 1 đến lớp 12

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Danh sách thí sinh đạt 27 điểm trở lên trong kỳ thi Đại học 2012

Danh sách thí sinh đạt 27 điểm trở lên trong kỳ thi Đại học 2012. Điểm thi đã được làm tròn (tức kể cả những học sinh đạt 26,75).

Theo đó, có tất cả 969 học sinh đạt điểm thi từ 27 trở lên. Có 2 thí sinh đạt 30 điểm, nhưng chỉ có 1 người đạt 30 điểm tuyệt đối.

Trong danh sách này, các bạn có thể tách bóc theo tỉnh, theo trường, theo tên thí sinh để phát hiện thí sinh thi điểm cao ở cả 2 khối thi (nếu có).

Tải file excel để tiện tra cứu: Download danh sach hoc sinh dat diem cao (27-30).

Xem thêm: 21 thí sinh có điểm thi Đại học cao nhất năm 2012 (từ 29 điểm trở lên, điểm chưa làm tròn).

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Điểm chuẩn, Điểm xét tuyển, chỉ tiêu Nguyện vọng 2 ĐH Thái Nguyên 2012

Điểm chuẩn, Điểm xét tuyển và chỉ tiêu Nguyện vọng 2 Đại học Thái Nguyên năm 2012. Dưới đây là thông báo chính thức của ĐH Thái Nguyên vào ngày 10/8/2012:
Xem thêm chỉ tiêu và điểm xét tuyển NV2 năm 2012:

Điểm xét tuyển Nguyện vọng 2 ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2012

Điểm xét tuyển Nguyện vọng 2 ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2012 vào 2 trường thành viên là:
1. Trường ĐH Quốc tế (thuộc ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh) xét tuyển NV2 cho các ngành sau:
Tên ngành
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu
Điểm sàn xét tuyển
Kỹ thuật điện tử, truyền thông (Điện tử - Viễn thông)
D520207
A, A1
30
16
Quản lý nguồn lợi thủy sản
D620305
A, A1, B
10
16
Kỹ Thuật Xây dựng
D580208
A, A1
10
17
Đối với các chương trình liên kết với ĐH nước ngoài, trường lấy điểm chuẩn NV1 và điểm sàn xét tuyển NV2 bằng điểm sàn theo khối do Bộ GD-ĐT quy định (khối A, A1: 13 điểm; khối B: 14; khối D1: 13,5).

Trước đó ĐH Quốc tế cũng đã công bố điểm chuẩn nguyện vọng 1 các ngành năm 2012:
Ngành
Khối
Điểm chuẩn
Công nghệ thông tin
A, A1
15
Kỹ thuật điện tử, truyền thông (Điện tử - viễn thông)
A, A1
15
Kỹ thuật y sinh
A, A1, B
17,5
Công nghệ sinh học
A, A1, B
17
D1
19
Quản lý nguồn lợi thủy sản
A, A1, B, D1
15
Công nghệ thực phẩm
A, A1, B
16
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
A, A1
16,5
D1
17,5
Kỹ thuật xây dựng
A, A1
15
Quản trị kinh doanh
A, A1
18
D1
21
Tài chính ngân hàng
A, A1
18
D1
21

2. Đại học Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia Tp Hồ Chí Minh)

ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố điểm chuẩn NV1 cụ thể là:
Ngành
Khối
Điểm chuẩn
Khoa học máy tính
A
20
Mạng máy tính và truyền thông
A
20
Kỹ thuật phần mềm
A
20
Hệ thống thông tin
A
20
Kỹ thuật máy tính
A
20

Đồng thời, ĐH Công nghệ thông tin còn tổng cộng 200 chỉ tiêu NV2 cho tất cả các ngành, với điểm sàn xét tuyển là 20 điểm. Điểm chuẩn và điểm sàn xét tuyển đã nhân hệ số 2 môn Toán.

MathVn.Com (Theo Thanh Niên)

Xem thêm chỉ tiêu và điểm xét tuyển NV2 năm 2012:

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Điểm chuẩn NV1, chỉ tiêu và điểm xét NV2 năm 2012 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Điểm chuẩn nguyện vọng 1; chỉ tiêu NV2điểm xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2012 của Đại học Quốc gia Hà Nội (8 trường thành viên: ĐH công nghệ, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Kinh tế, ĐH Giáo dục, Khoa Luật, Khoa Y dược).

Xem chi tiết trong các ảnh dưới đây (2 cột cuối cùng là chỉ tiêu NV2 và điểm xét NV2 của các ngành tương ứng):
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi
diem chuan chi tieu diem xet nguyen vong 2 dhqg ha noi

Xem thêm chỉ tiêu và điểm xét tuyển NV2 năm 2012:

Giáo sư Ngô Bảo Châu và hoạt động của viện nghiên cứu cao cấp về Toán

MATHVN xin giới thiệu bài phỏng vấn Giáo sư Ngô Bảo Châu về hoạt động của viện nghiên cứu cao cấp về Toán cũng như lớp hè 2012 của giáo sư. Bài đăng trên VNExpress.
giao su ngo bao chau, hoat dong vien nghien cuu cao cap ve toan
Giáo sư Ngô Bảo Châu về nước tổ chức lớp hè 2012
- Lớp học hè của giáo sư được học viên đánh giá rất cao, giáo sư có phương pháp gì giúp học viên dễ dàng tiếp cận với kiến thức khó?

- Ở mỗi lớp, mỗi đề tài có một phương pháp tiếp cận khác nhau. Tôi lấy ví dụ như lớp sinh hoạt Khoa học máy của GS Hồ Tú Bảo, Xuân Long, John Lafferty có học viên là cán bộ, giảng viên nhiều trường đại học kỹ thuật, bách khoa, quốc gia... có quan tâm đến lĩnh vực học máy. Cách tiếp cận rất hiện đại như dùng thống kê và đủ mọi thứ trong tin học, từ việc truyền thống như nhận dạng tiếng nói, chữ viết cho đến ngành mới trong sinh học như y sinh, nghiên cứu phân tử tế bào bằng phương pháp thống kê.

Lớp của tôi là toán lý thuyết. Tôi có tổ chức một lớp gồm mấy chục sinh viên năm cuối đại học ở ĐH Quốc gia, Vinh, TP HCM và khoảng 5-6 em ở bên Mỹ về tham gia với lớp. Dù học viên ở trình độ khác nhau nhưng sinh hoạt rất sôi nổi. Tôi tin vào học chủ động, không phải chỉ đơn giản là thầy giáo giảng bài, học sinh chép. Tôi tổ chức lớp có hai phần, để cho kể cả những em trình độ thấp và cao đều không bị mất phương hướng.

Đó là xen kẽ một buổi học theo cuốn sách cổ điển, chia thành các chương để các em mỗi em được giao đọc, trình bày và viết lại chương đó. Một buổi khác thì tổ chức seminar về vấn đề thời sự trong lý thuyết số.

Đối với các em nghiên cứu sinh, tôi cũng giao cho đọc mỗi người một mảng khác nhau và trình bày lại. Lớp học này đang triển khai và tuần sau có thể xong. Ở Viện Toán, buổi sáng có seminar, chiều các em tự học, tự trao đổi. Sinh viên đại học có chỗ nào chưa hiểu thì có thể hỏi thêm nghiên cứu sinh, những người có hiểu biết sâu rộng. Mặc dù kiến thức rất khó nhưng các học viên vẫn bám được vào rất tốt.

- Toán học cơ bản tương đối trừu tượng và khó thu hút, Viện Toán đã có kế hoạch phát triển toán học ứng dụng như thế nào?

- Toán học ứng dụng đòi hỏi kinh phí nhiều hơn toán cơ bản. Viện sẽ phải đầu tư nhiều về tài chính và công sức để tìm người thực sự có chuyên môn và ảnh hưởng quốc tế lớn dẫn dắt Toán học ứng dụng. Như năm nay, lần đầu tiên Viện tổ chức khóa học máy may mắn đã có GS Hồ Tú Bảo, Xuân Long, Ngô Quang Hưng là ba nhà khoa học người Việt làm việc ở nước ngoài rất có uy tín trong lĩnh vực này về nước giảng dạy.

GS Bảo có thuận lợi là mỗi năm về nước 10-12 lần nên sự gắn kết với anh em đang làm việc tại Việt Nam rất lớn. Buổi đầu tiên giáo sư giảng có 120 người đến dự, những buổi sau chuyên sâu cũng có tới 60-70 người đến dự. Ngoài ra, ông còn mời được GS John Lafferty ở ĐH Chicago - một trong những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực học máy về dạy.

Chương trình này chắc chắn sẽ tiếp tục được giảng dạy ở những năm tới. Tuy nhiên sẽ có sự điều chỉnh như học máy trong lĩnh vực nào đó tập trung hơn như nhận dạng chữ viết, xử lý văn bản, từ điển, làm về y sinh... Và mỗi một lĩnh vực thì ban giám đốc phải tìm được người đầu đàn dẫn dắt, phải có giáo sư người Việt ở nước ngoài, giáo sư ở Việt Nam và giáo sư người nước ngoài giúp đỡ giảng dạy... thì mới có thể thành công.

Trong thời gian tới, Viện cũng chuẩn bị triển khai một số lĩnh vực như toán trong cơ học chất lỏng, toán trong truyền thông, Vật lý vũ trụ học...

- Những hoạt động của Viện Toán đã diễn ra như thế nào so với kế hoạch và kỳ vọng đặt ra, thưa giáo sư?

- Mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn so với những gì tôi dự định. Cả về hành chính, quản trị, khoa học... đều thực hiện rất tốt, mọi người tham gia công tác ở Viện đều nhiệt tình và thiện tâm.

Chương trình Khoa học máy do GS Bảo, anh Long đề xuất, Viện hỗ trợ. Mọi công việc giảng dạy cũng do các anh tổ chức, điều hành. Cũng chính các anh đã mời được GS John Lafferty - một trong số những người giỏi nhất về khoa học máy trên thế giới về giảng dạy. Dù John dạy cùng trường với tôi, cũng quen biết sơ sơ nhưng tôi không biết ông ấy xuất sắc về mảng đó cho đến khi anh Bảo, Long nói với tôi.

Sau này các hoạt động khác cũng sẽ như thế. Viện sẽ định hướng về đề tài, còn việc tổ chức là do một số người có chuyên môn, tự đề xướng, tự thực hiện bởi bản thân lãnh đạo Viện không thể tham dự vào việc tổ chức một cách cụ thể như vậy.
tru so vien nghien cuu cao cap ve toan 2012
Viện NCCC về Toán (VIASM) đang đặt trụ sở tại Tầng 7, Thư viện Tạ Quang Bửu, số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Hiện viện đang chuẩn bị xây trụ sở mới tại Mễ Trì
- Các nhà nghiên cứu cho rằng để khuyến khích nhiều người học toán và phát triển toán học trước hết cần mở rộng khoa Toán ở các trường đại học, quan điểm của giáo sư như thế nào?

- Mọi người nói nhiều đến phương pháp nhưng tôi thấy quan trọng nhất là trình độ, bởi trình độ khoa học thực chất là cần thiết. Chúng ta đang thiếu người có trình độ tiến sĩ để giảng dạy toán ở các trường đại học. Có phương pháp, có nhảy múa quay cuồng nhưng nếu không hiểu toán anh cũng không dạy được. Chính vì vậy việc đào tạo nhiều người có trình độ tiến sĩ cho các đại học là rất cần thiết.

Những người giảng ở trường đại học nhỏ không cần thiết phải có công trình nghiên cứu sắc bén nhưng họ phải hiểu kiến thức cơ bản của toán học một cách chắc chắn. Việc tôi và anh Lê Tuấn Hoa phối hợp với bên Pháp gửi giảng viên sang Pháp học tiến sĩ theo chương trình 322 đến nay có hơn 100 em đã được gửi sang học. Chương trình 322 hỗ trợ 1 năm master, sau đó các trường ĐH Pháp cho học bổng để làm tiến sĩ.

Trong vòng 5 năm, hơn một nửa số đó sẽ có bằng tiến sĩ về phục vụ đất nước. Đáng tiếc là chương trình 322 vừa phải dừng lại. Không phải tất cả các giảng viên đi học đều giỏi, xuất sắc nhưng ít nhất là họ được đào tạo, có kiến thức cơ bản, sẽ là đầu tàu, chủ lực trong việc dạy toán ở Việt Nam.

- Vừa công tác ở Đại học Chicago vừa về Việt Nam lãnh đạo Viện Toán cao cấp, khó khăn nhất đối với giáo sư là gì?

- Khó khăn nhất là về vấn đề cuộc sống gia đình. Giáo sư đại học có hai tháng nghỉ hè để đi chơi với con cái, giờ tôi mất hai tháng nghỉ hè đó. Trong năm học thì cũng phải về một hai lần lo những việc cụ thể của Viện.

Trong năm đầu tiên Viện mới ra đời thì có nhiều việc phải làm. Anh Lê Tuấn Hoa đã lo những công việc hàng ngày của Viện, điều hành hệ thống tổ chức hành chính hoạt động đã rất trơn tru và quy củ.

Công việc chính của tôi là làm việc với hội đồng khoa học của Viện, để chọn lọc những hồ sơ những chương trình chuyên biệt đăng ký đến làm việc ở Viện 2-3 tháng, tìm cách xây dựng những chương trình mới cho những năm tiếp theo. Công việc chính có thể trao đổi qua email, tuy nhiên một năm lãnh đạo Viện cũng phải họp 2-3 lần.

- Viện có những định hướng phát triển gì cho những em tham gia lớp học hè ở Viện, thưa giáo sư?

- Năm nay, các lớp học hoạt động tốt hơn tôi mong đợi. Trước khi về nước tôi nhờ các anh trong hội đồng khoa học giới thiệu cho tôi những sinh viên giỏi, có quan tâm đến chuyên môn của tôi. Các anh viết giấy giới thiệu, gửi cho tôi bảng điểm của các em và cuối tháng 5 tôi lên danh sách lớp. Sau đó, bộ phận hành chính gửi giấy mời cho các em, lo những việc về hậu cần.

Tôi thật sự mừng khi những phần tôi giao các em viết lại đều rất mạch lạc, cẩn thận. Đặc biệt hơn, khi tôi hỏi các em "Lớp học có ích cho các em không?", tất cả đều trả lời là "Rất có ích" và nói rằng các em rất quý thời gian ở đây, được trao đổi thêm với các bạn nghiên cứu sinh ở Mỹ về, chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu.

Đối với những em đang học đại học, khi tôi biết các em rõ về các em hơn thì tôi có thể giới thiệu các em đi học nước ngoài. Việc du học hiện nay không phải là quá khó nữa.

MathVn.Com (Theo Hoàng Thùy, VNExpress)