Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Kĩ năng sử dụng Lượng liên hợp để giải PT, BPT vô tỉ

Trong bài viết trước, mathvn đã giới thiệu chuyên đề "Sử dụng lượng liên hợp để giải phương trình vô tỉ" của thầy Nguyễn Văn Cường, GV THPT Mỹ Đức A, Hà Nội. Trong bài viết này, thầy Cường sẽ trình bày tiếp một số kĩ năng sử dụng lượng liên hợp để giải pt, bpt vô tỉ trong các đề thi đại học, đề thi học sinh giỏi.
ki nang su dung luong lien hop

Dạng 1: Biểu thức liên hợp xuất hịên ngay trong phương trình, bất phương trình.
Dạng 2: Tìm được 1 nghiệm, thêm, bớt để làm xuất hiện biểu thức liên hợp.
Dạng 3: Tìm được nhiều hơn một nghiệm.
Dạng 4: Xây dựng biểu thức liên hợp trong phương trình, bất phương trình.

Quý thầy cô giáo và các em học sinh tải file PDF ở đây: Download

Xem thêm: Các chuyên đề Phương trình, Bất Pt, Hệ Pt ôn thi đại học

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Số Phức: 4 Dạng Toán Trong Đề Thi Đại Học

Chuyên đề: "4 dạng toán số phức trong đề thi đại học" được biên soạn bởi thầy Trần Tuấn Anh, GV Toán ở TpHCM.

Bài viết nhằm đem lại cho các em học sinh cách nhìn tường minh hơn về các dạng toán Số phức trong đề thi tuyển sinh. Toán về Số phức là loại toán dễ lấy điểm nếu chúng ta nắm được những kiến thức cơ bản về số phức và rèn luyện kỹ năng giải toán của mình thông qua các dạng toán.
cac dang toan so phuc trong de thi dai hoc
Gồm 4 dạng sau:
Dạng 1: Tổng hợp về kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia số phức.
Dạng 2: Tìm số phức thỏa mãn một hoặc một vài điều kiện nào đó.
Dạng 3: Tìm tập hợp điểm biểu diễn các số phức thỏa mãn điều kiện nào đó.
Dạng 4: Giải phương trình với biến số phức.
Các bài tập trong tài liệu này đều có lời giải chi tiết.

Học sinh lớp 12 tải file 4 dang toan so phuc ở đây: Download

Xem thêm: Các chuyên đề Số phức ôn thi đại học

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Đề thi thử môn Toán năm 2015 với thang điểm 20 (và đáp án)

Đề thi thử môn Toán năm 2015 với thang điểm 20 - thang điểm mới mà Bộ Giáo dục áp dụng từ mùa tuyển sinh 2015. Đây là đề trong đợt thi thử thứ nhất của trường THPT Đông Sơn 1. Đề thi có đáp án chi tiết đến 0,25 điểm cho các ý.
de thi thu dai hoc toan 2015 thang diem 20
5 câu cuối trong đề thi thử đh môn toán 2015 thang điểm 20. Đáp án tải ở dưới
Nội dung tương tự đề thi đại học các năm gần đây, có bổ sung thêm một số ý. Gồm các chủ đề sau:
Đề thi đầy đủđáp án chi tiết bạn đọc tải ở đây: Download

Xem thêm: Đề thi thử ĐH 2015 môn Toán (phần 1) / Đề thi thử đại học môn Toán 2015 (phần 2)

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

300 bài tập Tích phân có đáp số (ôn thi THPT QG)

Chuyên đề Toán ôn thi THPT Quốc gia: 300 bài tập Tích phân có đáp số, được biên soạn bởi thầy Nguyễn Chín Em - GV Toán THPT iShool Rạch Giá. Tác giả gửi đăng trên mathvn.

Các bài tập được phân loại theo dạng, từ dễ đến khó để nhiều đối tượng học sinh có thể tiếp cận và luyện tập. Giáo viên Toán có thể dùng tài liệu này để dạy thêm.
bai tap tich phan co dap so on thi thpt
Ngoài ra, phần đầu của tài liệu còn có bảng đạo hàmbảng nguyên hàm các hàm số thường gặp. Phần cuối là các bài tích phân trong đề thi đại học.

Bạn đọc tải file PDF 300 bai tap tich phan ở đây: Download

Xem thêm: Tuyển tập các chuyên đề Tích phân luyện thi đại học (nhiều và hay)

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Kĩ Thuật Chọn Điểm Rơi Trong Chứng Minh Bất Đẳng Thức - Phạm Bình Nguyên

Bài viết này sẽ giới thiệu chuyên đề "Kỹ thuật chọn điểm rơi trong chứng minh bất đẳng thức" của thầy giáo Phạm Bình Nguyên – GV trường THPT Kon Tum. Tác giả gửi đăng trên mathvn.com.

Chọn điểm rơi nghĩa là dự đoán dấu đẳng thức xảy ra khi nào để ta có những đánh giá từ đó đưa ra phương pháp hợp lí. Trong quá trình chứng minh bất đẳng thức, kĩ thuật chọn “điểm rơi” là kĩ thuật rất quan trọng. Với lưu ý rằng trong bất kì phép chứng minh bất đẳng thức nào, nếu không “bảo toàn” được dấu đẳng thức thì phép chứng minh của bạn bị phủ nhận hoàn toàn.
ki thuat chon diem roi trong bat dang thuc cosi
Một ví dụ đơn giản về việc "chọn điểm rơi" trong bất đẳng thức
Kĩ thuật chọn “điểm rơi” là một kĩ thuật cực kì sơ đẳng đối với những bạn đã “siêu” về bất đẳng thức, nhưng nó lại là một kĩ thuật cơ bản nhất đối với những bạn mới bắt đầu tiếp cận với bất đẳng thức. Nên hy vọng tài liệu này vẫn có ích với những ai cần nó.

Bạn đọc tải file PDF ki thuat chon diem roi trong bat dang thuc Cauchy (Cosi) ở đây: Download

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2015

Kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2015 diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 1. Môn Toán được thi vào 2 ngày 8-9/1/2015 với 2 đề thi: Đề ngày thứ nhất gồm 4 câu, đề ngày thứ hai gồm 3 câu. Tổng điểm của 2 bài thi là 40 điểm.
Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2015
Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán 2015 ngày 2. Ảnh: Facebook
Đề thi VMO 2015 môn Toán
Đề VMO 2015 ngày 1. Nguồn ảnh: FB

Đề thi ngày thứ nhất (8/1/2015)

Bài 1. Cho $a$ là một số thực không âm và $(u_n)$ là dãy số xác định bởi $$u_1=3,\, u_{n+1}=\frac{1}{2}u_n+\frac{n^2}{4n^2+a}\sqrt{u_n^2+3} \text{ với mọi } n\geq 1.$$
a) Với $a=0$, chứng minh dãy số có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
b) Với mọi $a\in[0,1]$, chứng minh dãy số có giới hạn hữu hạn.

Bài 2. Cho $a, b, c$ là các số thực không âm. Chứng minh rằng $$3(a^2+b^2+c^2)\geq(a+b+c)(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca})$$ $$+(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2\geq(a+b+c)^2.$$

Bài 3. Cho số nguyên dương $K$. Tìm số tự nhiên $n$ không vượt quá $10^K$ thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
i) $n$ chia hết cho 3
ii) các chữ số trong biểu diễn thập phân của $n$ thuộc tập hợp $\{2, 0, 1, 5\}$.

Bài 4. Cho dường tròn $(O)$ và hai điểm $B, C$ cố định trên $(O)$, $BC$ không là đường kính. Một điểm $A$ thay đổi trên $(O)$ sao cho tam giác $ABC$ nhọn. Gọi $E, F$ lần lượt là chân đường cao kẻ từ $B, C$ của tam giác $ABC$. Cho $(I)$ là đường tròn thay đổi đi qua $E, F$ và có tâm là $I$.
a) Giả sử $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại điểm $D$. Chứng minh rằng $$\dfrac{DB}{DC}=\sqrt{\dfrac{\cot B}{\cot C}}.$$
b) Giả sử $(I)$ cắt cạnh $BC$ tại hai điểm $M, N$. Gọi $H$ là trực tâm tam giác $ABC$ và $P, Q$ là các giao điểm của $(I)$ với đường tròn ngoại tiếp tam giác $HBC$. Đường tròn $(K)$ đi qua $P, Q$ và tiếp xúc với $(O)$ tại điểm $T$ ($T$ cùng phía $A$ đối với $PQ$). Chứng minh rằng đường phân giác trong của góc $\widehat{MTN}$ đi qua một điểm cố định.

Đề thi ngày thứ hai (9/1/2015)

Bài 5. Cho $(f_n(x))$ là dãy đa thức xác định bởi:
$f_0(x)=2,f_1(x)=3x,f_n(x)=3xf_{n-1}(x)+(1-x-2x^2)f_{n-2}(x)$ với mọi $n\ge 2$.
Tìm tất cả các số nguyên dương $n$ để $f_n(x)$ chia hết cho đa thức $x^3-x^2+x$.

Bài 6. Với $a,n$ nguyên dương, xét phương trình $a^2x+6ay+36z=n$, trong đó $x,y,z$ là các số tự nhiên
a) Tìm tất cả các giá trị của $a$ để với mọi $n\ge 250$, phương trình đã cho luôn có nghiệm $(x,y,z)$.
b) Biết rằng $a>1$ và nguyên tố cùng nhau với $6$. Tìm giá trị lớn nhất của $n$ theo $a$ để phương trình đã cho không có nghiệm $(x,y,z)$.

Bài 7. Cho $m$ học sinh nữ và $n$ học sinh nam $(m,n\ge 2)$ tham gia một Liên hoan Song ca. Tai Liên hoan song ca, mỗi buổi biểu diễn văn nghệ. Mỗi chương trình văn nghệ bao gồm một số bài song ca nam-nữ mà trong đó mỗi đôi nam-nữ chỉ hát với nhau không quá một bài và mỗi học sinh đều được hát ít nhất một bài. Hai chương trình được coi là khác nhau nếu có một cặp nam-nữ hát với nhau ở chương trình này nhưng không hát với nhau ở chương trình kia. Liên hoan Song cả chỉ kết thúc khi tất cả các chương trình khác nhau cỏ thế có đều được biểu diễn, mỗi chương trình được biểu diễn đúng một lần.
a) Một chương trình được gọi là lệ thuộc vào học sinh X nếu như hủy tất cả các bài song ca mà X tham gia thì có ít nhất một học sinh khác không được hát bài nào trong chương trình đó. Chứng minh rằng trong tất cả các chương trình lệ thuộc vào X thì số chương trình có số lẻ bài hát bằng số chương trình có số chẵn bài hát.
b) Chứng minh rằng Ban tổ chức Liên hoan có thể sắp xếp các buổi biểu diễn sao cho số các bài hát tại hai buổi biểu diễn liên tiếp bất kỳ không cùng tính chẵn lẻ.