Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Cách tính năm nhuận âm lịch và tháng nhuận

Trong thời gian gần đây, có nhiều thông tin đồn đoán về việc năm 2014 âm lịch không có tháng nhuận âm lịch như lịch đã in. Trước hết, phải khẳng định rằng: Năm Giáp Ngọ 2014 vẫn nhuận tháng 9.

Cách tính năm nhuận âm lịch


Âm lịch tính thời gian theo mặt trăng. Một tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).

Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều.

Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Vì vậy, muốn tính xem năm âm lịch đó có tháng nhuận hay không thì lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19. Nếu chia hết hoặc ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó là năm nhuận (theo âm lịch). Ví dụ 2014 chia hết cho 19 nên Giáp Ngọ năm nay có tháng nhuận.

Cách tính tháng nhuận âm lịch


Năm nhuận âm lịch nhuận vào tháng nào được các nhà lịch pháp tính toán công phu và lập thành bảng để tuân theo, dựa vào nhiều yếu tố khác. Dưới đây là các tháng nhuận trong những năm âm lịch gần đây và sắp tới:
cach tinh nam nhuan am lich va thang nhuan am lich

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Bài tập ĐA THỨC có lời giải (bồi dưỡng học sinh giỏi) - Văn Phú Quốc

Bài tập ĐA THỨC nâng cao có lời giải chi tiết của thầy Văn Phú Quốc, GV Toán trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam.
chuyen de da thuc boi duong hoc sinh gioi
Chuyên đề gồm các bài tập nâng cao về đa thức dành cho học sinh giỏi THPT ở các trường chuyên. Tất cả có 33 bài tập chọn lọc kèm lời giải.

Quý thầy cô giáo và các em học sinh giỏi Toán có thể tải file PDF về tham khảo: Download.

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Định lí con bướm và chứng minh

Bài viết này sẽ giới thiệu Định lí con bướm - một định lí nổi tiếng trong hình học sơ cấp - và chứng minh của nó.

Định lí con bướm

Cho đường tròn (O) và dây cung AB. Gọi I là trung điểm AB. Qua I vẽ hai dây cung tùy ý MN và PQ sao cho MP, NQ lần lượt cắt AB tại E, F. Khi đó I cũng là trung điểm của EF.

Chứng minh định lí con bướm

Có rất nhiều lời giải đẹp cho bài toán này. Dưới đây là một trong số đó. Hình vẽ và lời giải là của thầy Cao Trần Tứ Hải, THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận.

Hình vẽ
dinh li con buom
Lời giải
chung minh dinh li con buom