Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Nghịch lí Ông nội và nghịch lí Nói dối

(www.MATHVN.com) - Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu Nghịch lí Russell (hay nghịch lí người thợ cạo), bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc thêm 2 nghịch lí nổi tiếng: nghịch lí ông nội và nghịch lí nói dối.

Nghịch lí nói dối Epimenides


Triết gia Epimenides là một người ủng hộ ý kiến thần Zeus là bất tử. Ý kiến này trái ngược với niềm tin của cư dân đảo Crete, một hòn đảo thịnh vượng nằm trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Thế là Epimenides đã tuyên bố rằng: “Tất cả những người dân đảo Crete là kẻ nói dối.”

Tuy nhiên vì Epimenides cũng là một người dân đảo Crete, ông đã vô tình thừa nhận rằng, chính mình cũng là kẻ nói dối. Mà khi Epimenides đã nói dối, những người dân đảo Crete đều là những người nói thật. Với điều kiện mới này, lời nói của Epimenides lại được coi là sự thật bởi ông là người đảo Crete.

Kết quả, ta lại suy ra từ lời khẳng định của triết gia rằng toàn bộ người dân hòn đảo là nói dối. Một vòng lặp logic nữa lại bắt đầu và không có điểm kết thúc.

Nghịch lí Epimenides là một trong rất nhiều ví dụ của “nghịch lí nói dối”. Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu một người hỏi: “Tôi đang nói dối.” Nếu bạn kết luận anh ta nói đúng, thì người đó đã nói đúng sự thật rằng anh ta nói dối, tức là anh ta đã nói dối.

Còn nếu bạn nói anh ta nói dối, như vậy mệnh đề “tôi đang nói dối” của người đó là dối trá, tức là anh ta đã nói thật. Dù bạn trả lời như thế nào thì câu trả lời vẫn luôn mâu thuẫn với hệ quả logic của nó.

Nghịch lí Ông nội


Nghịch lí ông nội được miêu tả bởi nhà khoa học giả tưởng René Barjavel trong quyển sách Le Voyageur Imprudent (The Imprudent Traveller) xuất bản năm 1943.

Giả sử có một người đàn ông du hành thời gian về quá khứ và giết ông nội mình trước khi ông mình cưới bà nội. Kết quả là bố của anh ta sẽ không được sinh ra, điều đó dẫn tới người đàn ông đó sẽ không bao giờ được ra đời thì sao anh có thể du hành về quá khứ. Nhưng nếu anh không về quá khứ để giết ông nội mình thì ông nội anh phải còn sống và điều đó nghĩa là anh vẫn được ra đời và có thể vượt thời gian để giết ông nội mình.

Nghịch lí ông nội được được một số nhà khoa học cho rằng, đây là bằng chứng phủ nhận việc du hành xuyên thời gian về quá khứ để thay đổi. Không chỉ xuất hiện trong nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng, nghịch lí ông nội còn là một tranh cãi vẫn chưa có hồi kết trong ngành vật lí thiên văn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét